Đặt lịch khám

CẢNH BÁO 9 DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM!

CẢNH BÁO 9 DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM!

08/01/2021

Nhiễm trùng tai hay còn gọi là viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ ở trẻ nhỏ. Theo thống kê cho thấy, 25% trẻ từng bị viêm tai giữa trong năm đầu đời. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
 
Chính vì vậy, Bố Mẹ hãy trang bị thêm những thông tin cần thiết về các dấu hiệu của viêm tai giữa để có cách xử trí kịp thời khi trẻ mắc bệnh nhé!
 
Triệu Chứng Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em
 
Dù rất khó để nhận biết các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bé chưa thể mô tả rõ ràng về tình trạng bệnh của mình. 
 
Song, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến báo hiệu cho Mẹ biết bé bị viêm tai giữa, cụ thể:
 
  • Đau tai, đặc biệt khi nằm 
  • Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
  • Kém phản ứng với âm thanh
  • Mất thăng bằng (dễ té ngã)
  • Sốt 38 độ C hoặc hơn
  • Tai chảy mủ, dịch
  • Nhức đầu
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng;

Khi nào trẻ cần được đưa đi khám?
 
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đôi khi chưa thể hiện đầy đủ tình trạng của trẻ. Điều quan trọng là trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu:
 
  • Các triệu chứng kéo dài hơn một ngày
  • Các triệu chứng xuất hiện ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ đau tai dữ dội
  • Trẻ mất ngủ hoặc khó chịu sau khi bị cảm lạnh hoặc các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên khác
  • Bạn thấy tai của trẻ chảy ra chất lỏng, mủ hoặc máu
 
Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ?
 
  • Ngăn ngừa cảm lạnh và các bệnh khác. Dạy trẻ rửa tay thường xuyên và không dùng chung dụng cụ ăn uống. Dạy trẻ che khi ho hoặc hắt hơi. Nếu có thể, hãy giảm thời gian gửi con ở nhà trẻ hoặc chọn nơi có số lượng trẻ giới hạn. Khi trẻ bị ốm, hãy cho trẻ nghỉ học. 
  • Tránh khói thuốc. Bố mẹ hãy đảm bảo rằng không có ai hút thuốc trong nhà. Khi đưa trẻ ra ngoài, hãy ở trong khu vực không hút thuốc lá.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu có thể, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất sáu tháng. Sữa mẹ chứa các kháng thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai.
  • Nếu trẻ bú bình, hãy giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng. Tránh cho trẻ bú khi đang nằm. 
  • Hãy nghe lời khuyên của bác sĩ về việc tiêm chủng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những loại vaccine thích hợp cho con bạn. Tiêm vaccine cúm theo mùa, vaccine phế cầu và các vaccine vi khuẩn khác có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
🇺🇸 Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.
 
🌟 Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
 
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi