Đặt lịch khám

CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT ​

CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT ​

16/08/2023

Cử động thai (hay còn gọi là thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Đây là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của người mẹ khi mang thai. ​

AIH sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về cử động thai, cách nhận biết khoảnh khắc quý giá này và những việc mẹ bầu cần làm là gì nhé!    ​

Thời điểm thai máy trở nên rõ ràng: Từ tuần 16 đến tuần 22, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận những cử động thai rất rõ, thậm chí có thể đoán biết thiên thần nhỏ đang tinh nghịch. Với những Mẹ đã từng mang thai, hiện tượng này có thể xuất hiện sớm hơn. Và trên nhiều nghiên cứu cho thấy, bắt đầu từ tuần thứ 7, 8 thì thai đã có những cử động vô cùng nhỏ và nhẹ nhàng. Mẹ hãy thử để ý xem nhé!   ​

Cảm giác thai máy qua từng giai đoạn: Theo thống kê sơ bộ từ việc nghiên cứu của các nhà khoa học, thai máy sẽ trải qua những giai đoạn rõ ràng và có thể khác với tình trạng của từng mẹ bầu. ​
  • Từ 16-19 tuần: Mẹ sẽ cảm thấy rung nhẹ ở vùng tử cung. Cảm giác này rõ nhất khi mẹ đang nằm hoặc ngồi. ​
  • Từ 20-23 tuần: Mẹ cảm nhận rõ ràng hơn cử động tay và chân của thai nhi, sang các tuần tiếp theo thì những cử động này sẽ mạnh dần. ​
  • Từ 24 - 28 tuần: Mẹ sẽ cảm thấy con như đang tập “nhào lộn" trong bụng, thậm chí mẹ có thể nghe tiếng động nhất định trong từng cử động của con. Lúc này bọc ối bắt đầu rộng ra, giúp thai nhi có nhiều khoảng trống hơn để cử động các chi và toàn thân. ​
  • Từ 29-31 tuần: Mẹ cảm thấy như bị đấm vào bụng. Đây là hiện tượng vô cùng bình thường, chứng tỏ phát triển của thai rõ rệt hơn. Khi ấy con đã bắt đầu quơ tay chân mạnh mẽ hơn rất nhiều, có thể khiến bụng mẹ cảm thấy rung lắc. ​
  • Từ tuần 32 trở đi: Mẹ bắt đầu nhận thấy sự chậm lại trong từng cử động của thai nhi, nhưng các cơn đau dần kéo dài gây khó chịu cho mẹ. Khi ấy thai nhi đã lớn hơn, khiến không gian cử động của con trong bụng mẹ dần nhỏ lại. Trong trường hợp cử động thai giảm so với những ngày trước đó mẹ cần đến ngay trung tâm y tế để theo dõi kịp thời. ​

Đó là những “tips” nhỏ, dễ nhớ về thai máy mà mẹ có thể tự mình cảm nhận và theo dõi. Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy bất thường trong cử động thai, hãy đến ngay khoa Phụ sản của Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) để được thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia. ​
----------------
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh.​

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.​
------------------- ​
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH): ​
☎ Hotline: (028) 3910 9999 ​
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi