Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
ĐỂ NHIỆT MIỆNG KHÔNG CÒN LÀ “NỖI ÁM ẢNH” CỦA CON YÊU!
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây không ít khó khăn cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu nhiệt miệng xảy ra do ảnh hưởng từ một số bệnh khác có thể sẽ gây nhiều nguy hiểm cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý nhé!
Nhận diện nhiệt miệng
Các vết loét nhỏ xuất hiện ở mặt trong của má, lợi, môi hay đầu lưỡi.Nó có hình tròn hoặc bầu dục, đáy màu vàng nhạt, xung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng.
Dù lành tính, nhưng những vết loét này thường gây đau khi ăn uống, hoặc đơn giản là chỉ cần nói chuyện trẻ cũng sẽ có cảm giác bỏng rát vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Những nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến ở trẻ có thể biết đến như:
- Căng thẳng
- Dị ứng thực phẩm
- Chức năng miễn dịch bị suy giảm
- Ăn nhiều thực phẩm cay và chua
- Bệnh viêm đại tràng
- Bệnh Celiac (bệnh nhạy cảm với gluten)
- Thiếu dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin B12, axit folic và sắt)
- Vết xước bên trong má dẫn đến nhiễm trùng
- Dị ứng với các thành phần hóa học trong kem đánh răng
- Thay đổi nội tiết tố
- Nhạy cảm với một số thực phẩm (chocolate, cà phê, dứa, trứng và các loại hạt).
Bố mẹ có thể làm gì?
Hầu hết những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Để giúp bé giảm đau và mau lành, bố mẹ có thể thử thực hiện một số việc đơn giản như sau:
- Tránh ăn đồ nóng và cay, khoai tây chiên, các loại hạt (dễ tổn thương nướu và các mô mềm ở miệng)
- Tránh các thức ăn như khoai tây chiên và các loại hạt, vì những món này rất dễ làm tổn thương đến nướu và các mô mềm ở miệng.
- Chọn kem đánh răng không chứa natri lauryl sulfate (SLS)
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng
- Kiểm tra xem bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không
- Dùng đá lạnh chườm vào vùng bị lở để giảm đau nếu cần thiết
- Đảm bảo bé uống đủ nước, có thể sử dụng ống hút để tránh tiếp xúc với vết loét
Do đặc thù vị trí của vết loét nằm bên trong miệng nên bố mẹ rất khó phát hiện.Vì vậy nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào c đi kèm như sốt (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng), phát ban (có thể là biểu hiện của dị ứng), bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận