Đặt lịch khám

GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ ĐẦU GỐI | CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

26/11/2024

Xương bánh chè là một xương nhỏ nằm ở phía trước khớp gối - nơi giao nhau của xương đùi và xương chày, được xem như là một chiếc khiên bảo vệ khớp gối và kết nối các cơ ở phía trước đùi với xương chày. Đầu dưới xương đùi và mặt sau xương bánh chè được bao phủ bởi một chất mịn gọi là sụn khớp. Lớp sụn này giúp các xương dễ dàng trượt dọc theo nhau khi di chuyển đầu gối.

Chấn thương xương bánh chè là phần xương bảo vệ đầu gối bị tổn thương bởi va chạm hoặc do ngã tiếp đất bằng đầu gối. Xương bánh chè sau tổn thương có thể sẽ bị gãy, bị di lệch hoặc là tổn thương vào phía bên trong.  Gãy xương bánh chè nếu điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ liền xương và phục hồi chức năng tốt, hạn chế ảnh hưởng đến chức năng gấp duỗi gối.



► Phân loại gãy xương bánh chè
 
  • Gãy xương không bị di lệch: Các mảnh xương có thể vẫn còn tiếp xúc với nhau hoặc cách nhau một khoảng nhỏ chỉ từ 1 - 2 mm. Đối với loại gãy này, xương vỡ nhưng không di lệch và có thể tự liền tốt.
  • Gãy xương di lệch: Xương bị gãy thành các mảnh và di lệch về hai phía, loại gãy này cần phải phẫu thuật để đặt các mảnh xương về vị trí ban đầu.
  • Gãy xương thành nhiều mảnh: Xương bánh chè sẽ bị vỡ ra thành nhiều mảnh và có thể bị di lệch ra những vị trí xung quanh hoặc không, dựa vào mức độ của vết gãy xương, nó có thể ổn định hoặc không ổn định.
  • Gãy xương kèm hiện tượng hở: Các mảnh xương bị gãy sẽ đâm xuyên qua da hoặc đâm vào các xương khác, trường hợp này thường sẽ gây tổn thương các mô mềm xung quanh và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.


Đối tượng dễ bị gãy xương bánh chè

Lứa tuổi nào cũng có thể bị tổn thương xương bánh chè, thường ở người lớn, trẻ em hiếm gặp hơn.
 
  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp có nguy cơ cao bị gãy xương vùng gối.
  • Người lớn tuổi, vì xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.
  • Tham gia các môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bóng rổ…
  • Nữ giới có khả năng bị gãy xương gối cao hơn nam giới.
  • Hút thuốc và uống rượu ảnh hưởng đến hormone và cấu trúc xương, làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Bệnh nhân có tiền sử từng chấn thương gối làm tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải chấn thương tương tự khác.

► Nguyên nhân gây vỡ xương bánh chè

Gãy xương bánh chè thường do va đập vào gối gây ra như:
 
  • Té ngã dùng gối tiếp đất trực tiếp, đặc biệt là trên bề mặt cứng như bê tông
  • Chơi các môn thể thao mà gối có thể bị va đập trực tiếp bởi bóng, gậy,..
  • Tai nạn xe làm gối va vào các bề mặt cứng

► Các triệu chứng điển hình
 
  • Đau nhức
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Lệch xương bánh chè có thể sờ thấy xương nhô ra khỏi đầu gối
  • Khó khăn trong việc duỗi thẳng hay gấp gối
  • Biến dạng đầu gối do chấn thương nghiêm trọng
  • Không thể đi lại


 
► Biến chứng của gãy xương bánh chè

Mặc dù sau khi được điều trị thành công, một số bệnh nhân gãy xương bánh chè có thể sẽ gặp các biến chứng như sau:  
 
  • Viêm khớp sau chấn thương: Khi xương đã lành lại, sụn khớp bao quanh xương vẫn có thể bị tổn thương, dẫn đến đau đớn và cứng khớp theo thời gian. Viêm khớp nặng chỉ xảy ra ở một số bệnh nhân nhất định. Còn mức độ nhẹ cho đến vừa của viêm khớp được gọi là nhuyễn sụn xương bánh chè, tình trạng này phổ biến hơn.
  • Cơ bị suy yếu: Một số bệnh nhân có thể bị yếu cơ vĩnh viễn sau khi gãy xương bánh chè hoặc giảm khả năng cử động đầu gối như duỗi thẳng hoặc gấp gối.
  • Đau mãn tính kéo dài: Cơn đau mãn tính kéo dài ở phía trước đầu gối khi bị chấn thương xương bánh chè là rất phổ biến. Thường thì nguyên nhân dẫn đến cơn đau này rất khó để xác định, nhưng có thể là do viêm khớp, cứng khớp và yếu cơ.  

► Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi về tư thế té ngã, thăm khám đầu gối để xem có vết thương hở, đánh giá mức độ sưng, đau, vận động khớp…

Cận lâm sàng: Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang hoặc CT (đối với những tổn thương phức tạp) để xác định rõ các mảnh vỡ và mức độ di lệch.



► Điều trịgãy xương bánh chè

1. Sơ cứu: Sau khi bị chấn thương, người bệnh cần nằm nghỉ, có thể chườm đá trong 15 – 20 phút (không chườm trực tiếp lên da) và cố định đầu gối bằng nẹp.
2. Điều trị: Việc điều trị gãy xương bánh chè phụ thuộc vào mức độ và di lệch của ổ gãy. Kết quả chụp X-quang (hoặc CT) sẽ quyết định phương pháp điều trị.

  • Điều trị bảo tồn: Trong trường hợp gãy mặt trước xương bánh chè không phạm khớp, hoặc gãy rạn phạm khớp nhưng không di lệch. Bó bột đùi, cẳng bàn chân, gấp gối 30 độ.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Trong trường hợp gãy phức tạp, 2 mảnh gãy rời xa nhau, nhiều mảnh mặt khớp “ cập kênh”…
 
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tập vật lý trị liệu giúp quá trình hồi phục nhanh hơn, do  gãy xương bánh chè có thể gây cứng khớp và yếu cơ. Vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh, kéo giãn và phục hồi vận động.



► Phòng ngừa hiệu quả chấn thương xương bánh chè

Duy trì sức khỏe của chân, hệ cơ xương khớp gồm cơ tứ đầu và cơ vùng háng rất quan trọng trong việc phòng ngừa hiệu quả chấn thương xương bánh chè. Bên cạnh đó, đối với những bệnh lý về khớp gối, cần hạn chế các hoạt động tạo áp lực lên khớp gối, như chạy hay nâng vật nặng. Lưu ý khi thực hiện các hoạt động sử dụng sức mạnh chân thường xuyên, cần sử dụng các dụng cụ trợ lực cũng như lưu ý trong các hoạt động thường ngày như tham gia giao thông, sinh hoạt... để hạn chế xảy ra chấn thương.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi