Đặt lịch khám

Kiểm soát nhiễm khuẩn giúp kéo giảm tỉ lệ tử vong trong quá trình điều trị ung thư

Kiểm soát nhiễm khuẩn giúp kéo giảm tỉ lệ tử vong trong quá trình điều trị ung thư

23/04/2019

Ung thư đại trực tràng tăng 5-7% mỗi năm

Đầu tháng 1-2019, chị L. thấy đau bụng giống y như đau bụng chuyển dạ nên đến một phòng khám gần nhà khám, bác sĩ cho chị siêu âm và nói chị bị chèn ép ruột già. Uống thuốc tây hai ngày theo toa chị thấy bớt nhưng khi ngừng thuốc thì cơn đau lại quay trở lại. Điều trị cả đông y nhưng vẫn không hết bệnh, lo lắng, chị đến phòng khám ở TP.HCM làm các xét nghiệm thì được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng và được chuyển qua Bệnh viện Ung bướu điều trị.

Theo số liệu của GLOBOCAN (Báo cáo ghi nhận ung thư toàn cầu), năm 2018, tại Việt Nam có trên 14.700 ca mắc bệnh ung thư đại trực tràng mới, riêng tại TP.HCM, mỗi năm ung thư đại trực tràng tăng 5-7%.

TS.BS Đỗ Minh Hùng, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TP.HCM cho biết, tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở các nước Châu Á cao hơn các châu lục khác. Có thể do người Châu Á có thói quen ăn các món ủ muối như dưa chua, ăn nhiều thịt nướng…Chế độ ăn này được xem là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Ngoài ra, thói quen hút thuốc, uống rượu bia nhiều, ăn ít chất xơ cũng nằm trong nhóm nguy cơ gây các bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Lo ngại lây nhiễm chéo vì quá tải

Trưa 26-3, tại khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vẫn còn nhiều bệnh nhân ngồi chờ khám. Chị T.T.L, 41 tuổi, ngụ ở Bến Tre bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 kể chị đến bệnh viện từ 5 giờ sáng nhưng để làm xong hết các xét nghiệm có thể phải đợi hết buổi khám sáng mai.

Chiều 25-3, dù đã vào giữa buổi chiều nhưng cơ sở 3 của Bệnh viện K ở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội vẫn đông nghẹt bệnh nhân. Dù đây là cơ sở y tế còn khá mới, quy mô lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được như cầu người bệnh.

 

Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện là thách thức lớn của ngành y tế trước tình trạng quá tải

Cứ 100 người nằm viện thì có đến 7 người mắc thêm bệnh nhiễm trùng mới, trong khi số loại nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đã lên đến con số 50. Đây là thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Đặc biệt với các ca phẫu trị ung thư đường tiêu hoá, kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quá trình phẫu thuật.

TS.BS Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cho biết, “Sau ca mổ dài, nếu không chăm sóc hậu phẫu tốt có thể gây nhiễm khuẩn vết mổ, khi đó thời gian điều trị kéo dài hơn, chi phí y tế và nguy cơ tử vong cũng sẽ cao hơn.”

 

TS.BS Đỗ Minh Hùng chuẩn bị trước ca mổ theo quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH

BS Hùng phân tích thêm, đối với những trường mổ lớn, kéo dài khoảng ba tiếng cho một ca mổ ung thư thì khả năng bị viêm phổi sẽ tăng lên. Nếu môi trường bệnh viện không đảm bảo việc kiểm soát nhiễm khuẩn thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng.

Kiểm soát nhiễm khuẩn tốt tiết kiệm chi phí điều trị

Cũng theo TS. BS Đỗ Minh Hùng các bệnh viện cần có đội ngũ chuyên về hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn, có thể áp dụng mô hình tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH đang theo đuổi tiêu chuẩn JCI của Mỹ rất nghiêm ngặt về kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi xuất hiện 1 trường hợp có dấu hiệu lây nhiễm thì các bác sĩ sẽ lập tức chuyển vào phòng cách ly, kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, việc điều trị phải tuân theo quy trình điều trị kháng sinh. Trước khi mổ, sau khi mổ tùy theo mỗi bệnh, và nếu hậu phẫu có dấu hiệu nhiễm trùng thì mới dùng đến kháng sinh. Vì dùng kháng sinh nhiều sau một thời gian bệnh nhân sẽ không có “vũ khí” để chống bệnh.

 

Kiểm soát nhiễm khuẩn trong phẫu trị ung thư tại bệnh viện AIH vô cùng nghiêm ngặt, được thực hiện bởi chuyên gia y tế theo tiêu chuẩn Mỹ

Để xây dựng được "khoa không kháng sinh", trước hết phải thành công trong việc xây dựng quy trình IC (Infection Control), kiểm soát chất lượng không khí, nước, thiết bị phẫu thuật, dụng cụ y tế, đồ vải... Nhờ đó, hầu hết bệnh nhân phẫu thuật chỉ cần sử dụng rất ít kháng sinh dự phòng, thậm chí không cần dùng đến. Do đó, chi phí cho kháng sinh giảm rất nhiều, trong khi nếu không đảm bảo phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh nhân bị lây nhiễm chéo, chi phí riêng cho kháng sinh có thể lên tới cả trăm triệu đồng.

 

Đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn trong ca mổ theo quy trình IC (Infection Control) tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH

Trong tương lai, đây cũng là mục tiêu mà các cơ sở y tế hướng tới. Trước đây khi chi phí y tế còn hạn hẹp, không có phần chi cho phòng chống nhiễm khuẩn, nhưng cơ cấu giá dịch vụ y tế hiện đã có phần cho hoạt động này. Năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, các cơ sở y tế mới cũng đang bắt đầu chú trọng đến phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện, dù chặng đường đến đích còn dài.

Mang dịch vụ y tế tiêu chuẩn Mỹ vào Việt Nam

Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (Quận 2, TPHCM) áp dụng toàn diện tiêu chuẩn JCI và các tiêu chuẩn Mỹ trong thiết kế và xây dựng, khám và điều trị, quản lý và điều hành để mang đến cho bệnh nhân dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện theo tiêu chuẩn Mỹ ngay tại Việt Nam. Hiện tại, AIH nhận được sự hỗ trợ và cố vấn trực tiếp về mặt chuyên môn của các giáo sư đầu ngành về tiêu hóa - gan mật, ngoại tổng quát, từ hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ - Johns Hopkins Medicine International, Dignity Health International và các trường đại học danh tiếng như Đại học Stanford của Mỹ.

Từ 2-4 đến 15-5, báo Tuổi Trẻ tổ chức hoạt động tư vấn điều trị ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại trực tràng, hậu môn) với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia, bác sĩ từ Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trực tuyến trên TTO tại https://tuoitre.vn/hoi-ve-ung-thu-da-day-dai-trang-duoc-kham-benh-mien-phi-20190331202811948.htmhoặc gửi thư về suckhoe@tuoitre.com.vn.

Đặc biệt, 500 bạn đọc gửi câu hỏi sớm nhất sẽ được tặng thẻ ưu đãi gồm 01 lần khám bệnh miễn phí và giảm 5% phí dịch vụ lẻ tiếp theo tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, Quận 2, TPHCM.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi