Đặt lịch khám

MẸ BẦU BỊ NỔI MỀ ĐAY VÀ SẨN NGỨA KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

MẸ BẦU BỊ NỔI MỀ ĐAY VÀ SẨN NGỨA KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

21/05/2021

Mang thai là giai đoạn Mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi. Những bệnh lý về da thường gặp như: Rôm sảy; Rạn da; Viêm da dị ứng… khiến không ít sản phụ cảm thấy khó chịu.
 
Trong đó, chứng mề đay và sẩn ngứa (còn gọi là chứng phát ban đa dạng - PUPPP) là bệnh về da khá phổ biến ở một số thai phụ. Chính vì vậy, Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để không chỉ có hướng điều trị thích hợp, mà còn có thể bảo vệ sức khỏe của Mẹ và bé tốt hơn.
 
Nổi Mề Đay Và Sẩn Ngứa Khi Mang Thai
Nổi mề đay và sẩn ngứa được xem là một cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên vết rạn da. Theo đó, những nốt sần này tập hợp lại như mề đay.

Nguyên Nhân Gây Mề Đay Và Sẩn Ngứa Khi Mang Thai
  • Hormone trong cơ thể sản xuất nhiều, đặc biệt là estrogen;
  • Sự phát triển của bào thai đôi khi can thiệp vào cơ thể;
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Côn trùng, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…;
  • Tiêu thụ thực phẩm không phù hợp, chẳng hạn như các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, hạnh nhân, lạc…;
  • Yếu tố khác: Sức đề kháng yếu; cơ địa dễ dị ứng do di truyền; tiền sử gia đình bị bệnh da liễu như nổi mề đay, rôm sảy.
 
Triệu Chứng Của Mề Đay Và Sẩn Ngứa Khi Mang Thai
Một số dấu hiệu thường gặp của chứng nổi mề đay và sẩn ngứa thai kỳ, bao gồm:
  • Ngứa dữ dội ở vùng bụng;
  • Xuất hiện các nốt sần đỏ trên bụng và chân tay;
  • Ngứa ran tạo phản ứng gãi nhiều khiến Mẹ gãi đến trầy xước, nhiễm trùng da;
  • Không giống các dạng phát ban khác có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, mề đay và sẩn ngứa thai kỳ thường bắt đầu ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay và chân.

Nổi Mề Đay Và Sẩn Ngứa Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Tình trạng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của Mẹ lẫn thai nhi, nhưng sẽ khiến Mẹ thường xuyên mệt mỏi, ngứa ngáy khó chịu.
 
Tuy nhiên, Mẹ bầu không nên chủ quan, vì cũng có một số trường hợp nổi mề đay và sẩn ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng như mật gan kém lưu thông, khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.
 
Ngoài ra, nổi mề đay ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung thông qua nhau thai, gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón; ảnh hưởng đến đường hô hấp, thiếu máu não, bệnh tim bẩm sinh, sinh non…
 
Làm Gì Khi Bị Mề Đay Và Sẩn Ngứa Khi Mang Thai?
Một vài biện pháp đơn giản sau sẽ giúp Mẹ bầu giảm cảm giác ngứa ngáy:
  • Ngâm mình với bột yến mạch hoặc baking soda hay nước trà xanh;
  • Chườm lạnh;
  • Thoa gel nha đam sau khi tắm;
  • Mặc quần áo vải cotton mềm;
  • Tránh dùng sữa tắm có mùi quá nồng hoặc có nhiều hóa chất mạnh;
  • Không sử dụng chất khử mùi;
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày;
  • Ăn các bữa ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng và khoa học.
 
Chứng nổi mề đay và sẩn ngứa khi mang thai sẽ khỏi khi Mẹ bầu sinh con hoặc khi Mẹ tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn điều trị của Bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ.
 
Nếu Mẹ có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất nhé!

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: https://aih.com.vn/
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi