Đặt lịch khám

NGHÉN KHI MANG THAI: CHUYỆN KHÓ HÓA CHUYỆN NHỎ

NGHÉN KHI MANG THAI: CHUYỆN KHÓ HÓA CHUYỆN NHỎ

24/02/2022

Ốm nghén khi mang thai mẹ bầu nào cũng sợ nhưng không phải ai cũng biết cách “trị”. Cơ thể uể oải, cảm giác bụng luôn nôn nao khó chịu chắc chắn sẽ khiến tâm trạng của mẹ không dễ chịu chút nào. Tuy tình trạng ốm nghén sẽ bắt đầu giảm dần và chấm dứt ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng làm thế nào để mẹ có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé.
 
► Liệu pháp tinh thần

Thực tế là cáu gắt, căng thẳng sẽ chẳng thể giúp những cơn ốm nghén của mẹ biến mất mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, bên cạnh việc dành thời gian nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn lạc quan sẽ là “liều thuốc miễn phí” giúp cho cơ thể của mẹ quên đi sự mệt mỏi.

Tập Yoga là một gợi ý hay giúp mẹ kết nối cơ thể và tinh thần thông qua các tư thế thiền định và kiểm soát hơi thở. Ngoài ra, mẹ có thể dành thời gian đọc sách vì khi tập trung vào văn bản, thể chất và tinh thần của mẹ sẽ được thư giãn hiệu quả.
 
► Liệu pháp ẩm thực

Thật sai lầm nếu mẹ không ăn uống vì sợ nôn. Nếu không nạp thức ăn kịp thời, mẹ có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, cồn cào, tụt huyết áp và điều này sẽ khiến mẹ buồn nôn, mệt mỏi hơn. Lời khuyên là mẹ hãy chiều chuộng sở thích ăn uống của bản thân; tránh xa những thực phẩm có mùi tanh, nồng; chia nhỏ các bữa ăn và đảm bảo không để bụng đói. Mẹ có thể tìm hiểu những thực phẩm với các loại rau củ quả, cùng các món ăn có tác dụng giảm nghén như chuối, bơ, trái cây khô, bánh mì, thịt bò, trứng,…
 
► Điều trị nghén bằng thuốc ​

Trong một số trường hợp, nếu mẹ nghén nặng, nôn kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định: ​
 
  • Tạm ngưng ăn uống bằng đường miệng​;
  • Truyền dịch và chất điện giải​;
  • Truyền thuốc chống nôn​.

Nếu mẹ không thể dung nạp được bất cứ loại nước uống nào sau khi hồi phục lại điện giải đường tĩnh mạch và dùng thuốc chống nôn, mẹ có thể cần phải nhập viện. Đồng thời mẹ nên lưu ý rằng, nghén nặng có thể gặp trong một số bệnh lý: thai trứng, song thai… Vì vậy, khi có các dấu hiệu của nghén nặng, mẹ cần thăm khám, siêu âm định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và can thiệp hợp lý, nhằm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân và bé yêu, mẹ nhé!
 
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và gia đình có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh.
 
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi