Đặt lịch khám

SỐT XUẤT HUYẾT

SỐT XUẤT HUYẾT

24/07/2020

Sốt xuất huyết Dengue là tình trạng bệnh gây ra bởi một trong bốn nhóm siêu vi có tên DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Siêu vi sốt xuất huyết được truyền vô người bệnh qua vết muỗi chích của loài Aedes aegypti (muỗi vằn) mang vi-rút gây bệnh. Vi-rút lưu hành trong máu gây ra sốt. Người nhiễm vi-rút chủng này không có sự bảo vệ chéo chống lại các chủng còn lại.  
 
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
 
Sốt cao ((400C/1040F) với các triệu chứng sau: 
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi 
  • Nhức sau hốc mắt
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau nhức cơ, khớp
  • Nổi ban (những nốt đỏ hay tím ở da) 

Sốt có thể giảm trong vòng 3-7 ngày sau khi bắt đầu biểu hiện các triệu chứng. Khi sốt giảm, dấu hiệu cảnh báo tình trạng nặng có thể xuất hiện. 
 
DẤU HIỆU CẢNH BÁO
 
Theo dõi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo từ 3-7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng ngay cả khi nhiệt độ đã giảm. Cho trẻ khám NGAY khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng sau:
 
  • Mệt mỏi/ kích thích
  • Tay chân tái, lạnh hay nhạy cảm, đặc biệt là trong ngày thứ 4 -5 của bệnh
  • Thở nhanh, khó thở
  • Nôn ói dai dẳng
  • Chảy máu mũi hay nướu răng
  • Ói máu/ tiêu phân đen hay tiểu máu
  • Đau bụng (đặc biệt là đau tức vùng hạ sườn phải)

Bệnh nặng có thể dẫn đến sốc và tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
 
LÀM SAO ĐỂ CHẨN ĐOÁN SỐT XUẤT HUYẾT?
 
Trẻ nên được thăm khám cẩn thẩn để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu để xác định chẩn đoán và theo dõi biến chứng. 
 
SỐT XUẤT HUYẾT ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
 
Trẻ nên được đi khám và điều trị.
Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Chẩn đoán sớm và chăm sóc, theo dõi kịp thời là điều quan trọng nhất.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm:
  • Nghỉ ngơi
  • Uống thật nhiều nước – dung dịch ORS hay nước trái cây sẽ giúp cơ thể phục hồi lượng dịch, đường và muối mất đi trong quá trình bệnh.
  • Hạ sốt bằng Paracetamol sẽ giúp dễ chịu và có thể giảm đau cơ khớp.
  • Không nên dùng Aspirin hay Ibuprofen cho người bệnh sốt xuất huyết.
Trẻ có dấu hiệu cảnh báo nên được theo dõi tại bệnh viện.
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA?
 
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Làm sạch môi trường không cho muỗi sinh sản: đậy kín chậu chứa, thả cá, vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước. 
  • Mặc áo dài tay, màu sáng. 
  • Dùng kem hay thuốc chống muỗi ở vùng da không được áo quần che chắn.
  • Ngủ mùng kể cả ban ngày
  • Đóng cửa sổ, nên ở phòng máy lạnh, sạch thoáng để tránh muỗi vào.  

CHỦNG NGỪA
 
Vacxin Dengvaxia® (CYD-TDV) do công ty Sanofi sản xuất đã được cấp phép vào tháng 12 năm 2015, và hiện được sử dụng ở những vùng dịch tại 20 quốc gia cho đối tượng từ 9-45 tuổi.
 
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi