Đặt lịch khám

TẠI SAO NHIỄM GIUN SÁN Ở TRẺ EM LẠI NGUY HIỂM?

TẠI SAO NHIỄM GIUN SÁN Ở TRẺ EM LẠI NGUY HIỂM?

28/10/2020

Nhiễm giun rất phổ biến ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao từ 50 – 97% tùy theo vùng, miền. Trong đó, tỷ lệ trẻ em nhiễm giun cao hơn ở người lớn và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khó lường.
 
Giun sán có nhiều loại, phổ biến và dễ mắc phải nhất là: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim… Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và có sức tàn phá cơ thể khác nhau. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu mối nguy hại khi bé yêu nhiễm giun sán nhé!
 
💠 Chán ăn, kém hấp thu
Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Điều này làm cho trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.
 
💠 Suy dinh dưỡng
Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.
 
💠 Kém phát triển thể chất, trí tuệ
Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).
 
💠 Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm
Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: tổn thương não, viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, giun chui ống mật… Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu…
 
👉 Chủ Động Phòng Ngừa Nhiễm Giun Để Bảo Vệ Bé Yêu
 
Việc phòng tránh nhiễm giun tuy tương đối đơn giản và dễ thực hiện, chỉ cần Bố Mẹ tuân thủ các biện pháp sau:
 
  • Vệ sinh cá nhân: cần thường xuyên vệ sinh tay, chân trước và sau khi ăn, rửa tay kỹ sau khi đi ngoài, không dùng tay bẩn để bốc thức ăn.
  • Ăn chín uống sôi: thức ăn và nước uống phải được nấu chín. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn.
  • Giữ sạch môi trường sống: cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh để những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.
  • Tẩy (xổ) giun định kỳ 2 lần/năm: cứ 6 tháng/ lần cần cho trẻ trên 2 tuổi uống thuốc tẩy giun. Lưu ý cần kết hợp tẩy giun cho cả nhà để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi