Đặt lịch khám
Ngày
Chọn ngày thăm khám
Chuyên khoa
Chọn chuyên khoa bạn muốn thăm khám trong danh sách bên dưới
Bác sĩ
Hãy tham khảo thông tin từ danh sách bên dưới để chọn bác sĩ phù hợp
Giờ
Chọn thời gian thăm khám
Điện thoại
Vui lòng nhập số điện thoại di động để nhận sự hỗ trợ tốt nhất
Thông báo
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới
*
*
*
*
*
*
Khẩn cấp
TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ: CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Tăng huyết áp thai kỳ hay còn gọi là tăng huyết áp do mang thai là một bệnh lý phổ biến trong thai kỳ với tỉ lệ 5-10% phụ nữ mang thai đều gặp phải.
Tăng huyết áp thai kỳ là hiện tượng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, huyết áp thai kỳ mức độ nhẹ đến trung bình là huyết áp tâm thu 140 đến 159mm Hg hoặc huyết áp tâm trương 90 đến 109mm Hg. Và huyết áp thai kỳ mức độ nặng là huyết áp tâm thu ≥ 160mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mm Hg.
► Tăng huyết áp gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi
Tăng huyết áp thai kỳ cũng thuộc trong top các bệnh gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi với các biến chứng nguy hiểm.
- Đối với thai nhi: Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thiểu ối, nhau bong non, suy thai, sinh non... Huyết áp cao là một trong những yếu tố làm suy giảm lưu lượng máu đến nhau thai, dẫn đến thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để phát triển.
- Đối với sản phụ: Tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến đến tiền sản giật, sản giật, phù phổi, gây suy đa cơ quan và ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ ở thai phụ.
► Các triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp trong thai kỳ thường có các triệu chứng cụ thể như sau mà mẹ bầu cần lưu ý:
Tăng huyết áp thai kỳ là hiện tượng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, huyết áp thai kỳ mức độ nhẹ đến trung bình là huyết áp tâm thu 140 đến 159mm Hg hoặc huyết áp tâm trương 90 đến 109mm Hg. Và huyết áp thai kỳ mức độ nặng là huyết áp tâm thu ≥ 160mm Hg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110mm Hg.
► Tăng huyết áp gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi
Tăng huyết áp thai kỳ cũng thuộc trong top các bệnh gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi với các biến chứng nguy hiểm.
- Đối với thai nhi: Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thiểu ối, nhau bong non, suy thai, sinh non... Huyết áp cao là một trong những yếu tố làm suy giảm lưu lượng máu đến nhau thai, dẫn đến thai nhi không thể nhận đủ chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để phát triển.
- Đối với sản phụ: Tăng huyết áp thai kỳ có thể diễn tiến đến tiền sản giật, sản giật, phù phổi, gây suy đa cơ quan và ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ. Huyết áp cao cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ ở thai phụ.
► Các triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ
Cao huyết áp trong thai kỳ thường có các triệu chứng cụ thể như sau mà mẹ bầu cần lưu ý:
- Nước tiểu có bọt
- Phù mặt, tay, chân
- Tăng cân nhanh, đột ngột
- Biến đổi thị giác đột ngột, nhìn mờ
- Buồn nôn, nôn ói nhiều
- Đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít
- Đột ngột yếu tay chân, tê yếu mặt, khó nói
- Chóng mặt, đau đầu thường xuyên
Bên cạnh các triệu chứng cụ thể này thì tỉ lệ tăng huyết áp không triệu chứng tương đối cao và cũng dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Vì thế để nhận biết và can thiệp sớm, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám thai đúng hẹn của bác sĩ và thường xuyên theo dõi cơ thể để phát hiện kịp thời các biểu hiện lạ trong thai kỳ.
► Cách phòng ngừa tăng huyết áp thai kỳ mẹ cần lưu ý
- Để phòng bệnh tăng huyết áp thai kỳ, nhất là với phụ nữ có ý định mang thai từ 35 tuổi trở lên, cần theo dõi huyết áp sớm ngay từ trước khi có thai.
- Trong thời gian mang thai, thai phụ nên thường xuyên đo huyết áp để đối chiếu sự tăng giảm các chỉ số huyết áp qua các đợt đo.
- Bên cạnh đó, thai phụ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm thiểu những yếu tố nguy cơ gây bệnh:
- Hạn chế sử dụng nhiều muối trong chế biến thức ăn.
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
- Tăng lượng protein nạp vào, giảm những thực phẩm chiên, xào, đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn.
- Tránh uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như caffeine.
Tăng huyết áp thai kỳ là bệnh lý nội khoa thường gặp nhất trong thời kỳ thai sản, do vậy, mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá. Quan trọng là mẹ bầu hãy luôn theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp thai kỳ hiệu quả. Khám thai định kỳ cũng là một biện pháp quan trọng không kém để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn mẹ nhé!
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.
AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi sau sinh.
Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời.
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Tìm kiếm
Tin tức
Bác sĩ
Để lại bình luận