Đặt lịch khám

TIÊU CHẢY 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ: DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ HAY MỐI NGUY?

TIÊU CHẢY 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ: DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ HAY MỐI NGUY?

19/09/2022

3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu rất dễ bị tình trạng tiêu chảy, đây cũng là 1 trong nhiều dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy không phải dấu hiệu chuyển dạ mà báo hiệu một mối nguy khác thì sao? Mẹ cùng AIH đi tìm câu trả lời cho trường hợp này ở ngay phần phía dưới. ​

► Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ ​

Vấn đề tiêu hoá thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai, tiêu chảy được xem là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hoá thường gặp ở mẹ bầu. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy 3 tháng cuối thông thường là do nhiễm vi khuẩn từ chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.   ​

Ngoài ra vấn đề thay đổi nội tiết tố giai đoạn cuối thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Thời gian này nồng độ nội tiết tố (hormone) bị thay đổi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại gây ra táo bón, hoặc ngược lại làm tăng tốc hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy ở mẹ bầu.    ​

► Vậy mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng tiêu chảy? ​
 
  • Hiện tượng đi phân lỏng diễn ra trong nhiều ngày sẽ khiến cơ thể mẹ mất nước, điều quan trọng nhất trong lúc này mẹ cần làm là giữ cho cơ thể đủ nước. Nước sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đã mất của mẹ. ​
  • Mặt khác, mẹ cũng cần tránh xa các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên, thức ăn cay, sữa và sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng và khó chịu hơn. ​
  • Hầu hết, tình trạng tiêu chảy nếu ăn uống đúng và không sử dụng thuốc có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn khoảng thời gian trên, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Tình trạng mất nước kéo dài và trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng thai kỳ, gây ảnh hưởng cả mẹ và bé.   ​

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Nam – Khoa Sản cho biết: Mẹ bầu bị tiêu chảy cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế tối đa dầu mỡ, nước ngọt. Nếu tình trạng này kéo dài trên 48 giờ, nhiều lần trong ngày, có hiện tượng đi phân máu, sốt, nôn ói thì cần đến ngay cơ sở y tế nhằm cấp cứu kịp thời và thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tối đa các tình huống xấu ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. ​

Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ theo dõi, tư vấn cụ thể cho từng trường hợp để các thai phụ có kế hoạch chăm sóc hợp lý nhất cho sức khỏe của mẹ và bé. AIH là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng sinh tiêu chuẩn Mỹ - LDRP, cho phép sản phụ và người thân có những trải nghiệm “vượt cạn” tiện nghi và thoải mái tại một phòng duy nhất cho cả 4 giai đoạn: Chuyển dạ - Sinh (thường) - Hồi phục - Theo dõi ổn định sau sinh. ​

Đặc biệt, đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho nhi sơ sinh (NICU) tại AIH được trang bị hiện đại đạt chuẩn, cùng sự phối hợp đội ngũ chuyên gia hàng đầu gồm bác sĩ, điều dưỡng nhi sơ sinh, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa, hỗ trợ kịp thời cho các ca sinh, đảm bảo an toàn và sự chăm sóc tốt nhất cho bé ngay từ khi chào đời. ​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi