Đặt lịch khám

TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG RỐN: BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

TRẺ BỊ NHIỄM TRÙNG RỐN: BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO?

30/11/2021

Hầu hết đối với trẻ sơ sinh, cuống rốn khô dần và rụng khỏi trong vài tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn do sự chăm sóc không đúng cách. Điều này làm trẻ nhẹ thì nhiễm trùng rốn tại chỗ, nặng thì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. 
 
► Triệu chứng của nhiễm trùng rốn 
  
  • Da xung quanh rốn sưng nề, đỏ, đau;
  • Chảy mủ xanh, vàng, có mũi hôi;
  • Chảy máu rốn.
  
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác kèm theo như: Trẻ sốt cao trên 38 độ C, thở nhanh, da vàng tái, bỏ bú hoặc bú kém. 
  
► Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng rốn ở trẻ
  
  • Vệ sinh dây rốn cho bé chưa đúng cách: Không lau rửa rốn thường xuyên, băng rốn quá chặt, quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau rửa cuống rốn hoặc dùng các bài thuốc dân gian để xử lý rốn mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ… 
  • Ít vệ sinh, băng kín dây rốn của trẻ: Tình trạng này thường gặp ở một số mẹ sinh con lần đầu. Do sợ làm đau trẻ nên một số mẹ không dám đụng vào rốn của con dẫn đến ít thay băng và vệ sinh cuống rốn cho con.
  • Vệ sinh dây rốn cho trẻ quá mức: Nhiều mẹ tắm rửa vệ sinh rốn quá mức cho trẻ mà không biết rằng để rốn thường xuyên ẩm ướt sẽ khiến rốn lâu rụng và gây viêm nhiễm rốn. 
  • Nước dùng để vệ sinh rốn cho bé chưa đảm bảo: Mẹ nên dùng dung dịch sát trùng Alcohol 70 độ hoặc nước muối sinh lí để vệ sinh một cách tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ. 
 
► Cách xử lý rốn bị nhiễm trùng. 
  
Bước 1: Dùng gạc vô trùng nâng dây rốn lên để quan sát chân rốn, dây rốn, mặt cắt cuống rốn và da xung quanh rốn, nhận diện các bất thường như: dịch tiết nhiều, máu, có mủ, vùng da quanh rốn sưng đỏ... 
  
Bước 2: Lau sạch vị trí xung quanh chân rốn bằng que gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng, từ chân rốn lên dây rốn, vị trí kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn bằng que gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng. Sau đó khử trùng từ chân rốn ra vùng da xung quanh rốn. 
  
Bước 3: Vẫn tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng cho đến khi chân rốn khô, không còn dịch tiết. 
  
Quan trọng hơn, khi có các biểu hiện: Rốn rỉ ra dịch có mủ vàng, xanh, hôi hoặc kèm theo chảy máu, da ở vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ, rốn bị rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng hơn 1 tuần, trẻ sốt, bú kém, cha mẹ không nên tự ý điều trị ở nhà mà cần mang trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay để có cách xử lý kịp thời và hiệu quả.
 
Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. 
 
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Đặc biệt, theo quy trình sàng lọc phòng chống dịch Covid-19, những trường hợp có những triệu chứng nghi nhiễm Covid- sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể sàng lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu, đảm bảo an toàn không lây nhiễm. 

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi