Đặt lịch khám

TRẺ ĐI PHÂN LỎNG: KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM

TRẺ ĐI PHÂN LỎNG: KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM

10/08/2022

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng nhiều lần là nỗi lo lắng, trăn trở của các mẹ bỉm sữa. Theo Bác sĩ Phạm Công Luận, Trưởng Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh Viện Quốc tế Mỹ (AIH), trẻ ở mỗi giai đoạn độ tuổi, mỗi chế độ ăn sẽ cho ra tính chất phân thay đổi khác nhau. Trẻ đi ngoài phân lỏng có phải bị tiêu chảy hay không? Và liệu khi nào cần gặp bác sĩ? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đi ngoài “xì xoẹt" ở trẻ nhé! ​​

► Đối với trẻ sơ sinh ​
 
  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên, tần suất đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 lần, đến 10 lần một ngày, hoặc hơn thế nữa. Nguyên nhân là do sữa mẹ chứa nhiều kháng thể đóng vai trò như chất nhuận tràng tự nhiên. Nói cách khác, trẻ sơ sinh đi phân lỏng là hoàn toàn bình thường, không phải là tiêu chảy.
  • Khi phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu mẹ có thể yên tâm bởi đây là dấu hiệu đường tiêu hoá của trẻ vẫn tốt.
  • Tuy nhiên, trẻ đi phân lỏng sẽ đáng lo ngại và được xem là tiêu chảy nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau kèm theo:
♦ Sốt trên 38 độ C ​
♦ Khoảng thời gian giữa các lần đại tiện được rút ngắn và số lần đi tiêu tăng lên ​
♦ Phân thay đổi màu sắc và mùi: Phân chuyển sang màu xanh và có mùi khó chịu, đôi khi còn kèm theo bọt. ​
♦ Đi ngoài ra máu ​
♦ Tiêu phân đen, hay phân trắng (phân bạc màu) ​
♦ Trẻ có biểu hiện mất nước : mắt trũng, môi khô, khát, bứt rứt…​

► Đối với trẻ nhũ nhi ​

Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng, nước từ 3 lần trở lên mỗi ngày, tính chất phân thay đổi đột ngột, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh lý về tiêu hoá như tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường ruột…

► Trẻ đi phân lỏng, điều trị như thế nào và khi nào cần đi khám? ​

Điều trị phân lỏng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần: ​
 
  • Tiếp tục cho con bú theo nhu cầu của trẻ
  • Cho trẻ bú thành nhiều bữa, mỗi cữ bú ít hơn nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức và đi ngoài phân lỏng liên tục hơn 2 tuần, mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân, có khi phải thay đổi sữa và/hoặc chế độ ăn của trẻ.​
  • Đối với trẻ lớn đã ăn dặm, mẹ cần cho trẻ uống các loại dung dịch bù nước, điện giải để trẻ không bị mất nước.

Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau tử vong sơ sinh và viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy hoặc tiêu bất thường. Nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, tình trạng đi ngoài phân lỏng sẽ được cải thiện rất nhanh chóng.

Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vắc-xin; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: Khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
 

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi