Đặt lịch khám

TRƯỚC KHI MANG THAI MẸ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ?

TRƯỚC KHI MANG THAI MẸ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ?

06/04/2020

Những tuần đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều Mẹ không nhận ra bản thân đang mang thai cho đến vài tuần sau khi thụ thai. Vì thế, nếu bạn đang có dự định mang thai, việc lên kế hoạch và chăm sóc bản thân trước khi mang thai là việc tốt nhất bạn nên làm để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả Mẹ và Bé. 

Khám sức khỏe tổng quát
 
Mục tiêu của việc kiểm tra này là tìm ra những bệnh lý tiềm ẩn có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ của Mẹ. Xác định các bệnh lý này trước khi mang thai càng làm tăng cơ hội mang thai an toàn và giúp em bé khỏe mạnh hơn. Khi đến khám tại các trung tâm y tế uy tín, bác sĩ sẽ hỏi về chế độ ăn uống, lối sống, tiền sử sức khỏe của Mẹ và gia đình, các loại thuốc Mẹ đang sử dụng, và đã từng mang thai trước đó hay chưa. 
 
Nếu Mẹ đang có kế hoạch mang thai, thì việc kiểm tra sức khỏe là vô cùng cần thiết. 8 tuần đầu tiên của thai kỳ là chìa khóa quan trọng cho sự phát triển sau này của thai nhi. Hầu hết các cơ quan và hệ thống bộ phận cơ thể chính của thai nhi sẽ bắt đầu hình thành. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của Mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu này.
 
Tiêm phòng vaccine
 
Tiêm phòng vaccine có thể giúp phòng ngừa một số bệnh. Tuy nhiên, một số vaccine không được phép tiêm trong khi mang thai. Điều quan trọng là phải biết loại vaccine nào phù hợp và có thể sử dụng trước khi mang thai. Hãy tham khảo thêm ý kiến và lời khuyên của bác sĩ giàu chuyên môn trước khi thực hiện bất kỳ loại tiêm chủng nào.
 
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
 
Một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dưỡng chất trước và trong khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể của người Mẹ mà còn cần thiết cho việc nuôi dưỡng thai nhi.
 
Bên cạnh đó, Mẹ nên cung cấp đủ lượng Acid Folic trước và trong khi mang thai để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Mức hấp thụ khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc không có ý định mang thai là 400 microgram Acid Folic mỗi ngày bằng cách bổ sung vitamin hoặc thực phẩm giàu Acid Folic, ví dụ: một số loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu, trái cây họ cam quýt, ngũ cốc ăn sáng tăng cường dưỡng chất…
 
Duy trì cân nặng và thói quen tập thể dục
 
Mẹ cần tạo thói quen tập thể dục thường xuyên, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai. Bởi, khi Mẹ thừa cân có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi mang thai và sinh nở, như huyết áp cao, tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ. Ngược lại, khi Mẹ thiếu cân có thể sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.
 
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi