Đặt lịch khám

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN LƯU Ý

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM VÀ NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN LƯU Ý

10/04/2023

Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ. Tình trạng viêm làm các nhánh phổi nhỏ (gọi là tiểu phế quản) lấp đầy bởi dịch nhầy làm trẻ khó thở và khò khè. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết trở lạnh (thường là vào mùa thu hay mùa đông). Bệnh do các nhóm virus hô hấp gây ra bao gồm: virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm hay Adenovirus. Viêm tiểu phế quản thường gây bệnh nặng ở trẻ dưới 2 tuổi.​

► Triệu Chứng Của Viêm Tiểu Phế Quản Trong Những Ngày Đầu:​
 
  • Ho​
  • Nghẹt mũi hay chảy mũi nước​
  • Sốt nhẹ​

► Triệu chứng viêm tiểu phế quản thường giống với cảm cúm thông thường trong 2-3 ngày đầu, nhưng sau đó, bệnh sẽ trở nặng và xuất hiện những triệu chứng sau:​
 
  • Thở nhanh, thở gắng sức. Ở trẻ nhỏ, viêm tiểu phế quản có thể gây ngưng thở​
  • Thở khò khè​
  • Ăn, bú kém. Trẻ có thể bị nôn ói sau khi ăn và quấy, kích thích do bị tắc nghẽn đàm nhớt ở đường hô hấp​
  • Sốt cao.​

► Bố Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Viêm Tiểu Phế Quản?​

Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản sẽ dần khỏe lại, nhưng có những trường hợp sẽ xấu đi. Bố mẹ nên theo dõi và đánh giá trẻ thường xuyên. Hãy cho trẻ khám cấp cứu ngay nếu trẻ có BẤT KỲ dấu hiệu nào sau đây:​
 
  • Tím môi ​
  • Không đáp ứng hay kích thích ​
  • Thở gắng sức ​
  • Cơn ngưng thở ​
  • Thở không đều ​

► Viêm tiểu phế quản sẽ được điều trị như thế nào?​

Hầu hết trẻ viêm tiểu phế quản sẽ tự cải thiện. Nhưng có những trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể có biểu hiện khó thở cần nhập viện điều trị.​
 
  • Chăm sóc trẻ tại nhà: Sử dụng hạ sốt (Paracetamol hay Ibuprofen có thể giúp trẻ hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn). Nên cho chia nhỏ bữa ăn cho trẻ trong ngày, chú ý cho trẻ đủ lượng dịch cần thiết. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể hiệu quả khi trẻ có chảy nước mũi.​
  • Theo dõi sát các biểu hiện của trẻ theo bảng trên để cho trẻ đi khám kịp thời​
  • Viêm tiểu phế quản do vi-rút gây ra nên không cần sử dụng kháng sinh.​
  • Tại bệnh viện: trẻ sẽ được bù dịch đầy đủ để tránh tình trạng mất nước (bằng ống thông dạ dày hay truyền tĩnh mạch), hỗ trợ hô hấp khi trẻ khó thở và điều trị các biến chứng (nếu có).​

► VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN SẼ KÉO DÀI BAO LÂU?​

Bệnh thường nặng lên sau 1-3 ngày đầu trước khi hồi phục sau hơn 2 tuần.​

Ho có thể vẫn còn sau vài tuần lễ.​

► Những Điều Cần Nhớ​
 
  • Đảm bảo không cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá vì thuốc lá sẽ khiến viêm tiểu phế quản nghiêm trọng hơn. ​
  • Đảm bảo trẻ được cho ăn, bú đầy đủ bằng cách chia nhỏ các cử trong ngày​
  • Ho có thể kéo dài đến 4 tuần​
  • Bệnh rất dễ lây. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ cần rửa sạch tay thường xuyên và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác trong gia đình.​

Hiện nay vẫn chưa có vaccine cho hầu hết các tác nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, bố mẹ NÊN cho trẻ trên 6 tháng tiêm ngừa cúm hàng năm để bảo vệ trẻ.​

Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vắc-xin; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng; và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. ​

Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​

--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH)
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: (Lối vào 199 Nguyễn Hoàng) Số 6, Đường Bắc Nam 3, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi