Book Now
Date
Select your preferred day for appointment from the below calendar
Specialty
Scroll down the below list to select a specialty
Doctor
Scroll down the below list to select a doctor for your appointment
Time
Select the specific time for appointment from the below schedule
Phone number
Please enter your phone number so that we can give you the best support
Notification
Please fill in the information below
*
*
*
*
*
*
Urgent
NÓNG: DỊCH BẠCH HẦU - 10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU
Bạch hầu được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới trước khi có vaccine phòng ngừa. Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
️❎ Sau dịch Covid, dịch bạch hầu đang bùng phát tại nhiều địa phương. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé!
✴ Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae gây ra, chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc vì vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương đa cơ quan.
✴ Đường lây truyền bệnh
Bạch hầu lây truyền qua 2 con đường chính:
- Trực tiếp từ người sang người, thường qua các giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.
- Gián tiếp do chạm vào vết loét hoặc vết thương da nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với vật dụng có dính chất bài tiết của người bị nhiễm bệnh.
✴ Đối tượng mắc bệnh
- Trẻ em và người lớn không được tiêm vaccine bạch hầu.
- Người sống trong điều kiện đông đúc hoặc không đảm bảo vệ sinh.
- Bất cứ ai đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.
✴ Khả năng lây nhiễm
Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, nếu bệnh nhân không được điều trị có thể gây phát tán vi khuẩn trong vòng 2 tuần, thậm chí có thể đến 4 tuần.
✴ Nguồn truyền nhiễm
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.
Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.
✴ Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu?
Khi vi khuẩn gây bệnh bạch hầu xâm nhập vào hệ hô hấp có thể gây ra các triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Đau họng
- Sốt
- Sưng hạch ở cổ
- Vi khuẩn cũng có thể gây nhiễm trùng da hoặc lở, loét
Trong vòng 2 đến 3 ngày, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở và khó nuốt, do giả mạc tràn ra đến các mô mũi, amidan, thanh quản và cổ họng. Các chất độc khi được hấp thụ vào máu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh.
✴ Biến chứng nguy hiểm
Các biến chứng do bệnh bạch hầu đường hô hấp gây ra có thể bao gồm:
- Tắc nghẽn đường hô hấp
- Tổn thương cơ tim (viêm cơ tim)
- Tổn thương thần kinh (bệnh đa dây thần kinh)
- Mất khả năng di chuyển (tê liệt)
- Suy thận
Đối với một số trường hợp, bạch hầu hô hấp có thể dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong khi tiếp nhận điều trị là 10%, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.
✴ Bệnh bạch hầu có chữa được không?
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu.Tuy nhiên trong giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh bạch hầu thường sẽ không có khả năng lây lan sau khi bệnh nhân đã điều trị kháng sinh được 48 giờ và thường được cách ly cho đến khi bệnh không còn khả năng lây sang người khác.
✴ Phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng cách nào?
Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm phòng. Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được phối hợp trong vaccine 3 trong 1 (Adacel...), 4 trong 1 (Tetraxim...), 5 trong 1 (Pentaxim hay Quinvaxem...) hoặc 6 trong 1 (Hexaxim, Infanrix Hexa...).
✴ Người tiêm phòng rồi có nguy cơ bị bệnh bạch hầu hay không?
Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ bản thân khỏi bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp nếu sức đề kháng không tốt sau khi tiêm phòng, cơ thể sẽ không tạo đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu.
👉 Bố mẹ đã cho con tiêm ngừa vaccine bệnh bạch hầu chưa? Hãy kiểm tra ngay sổ tiêm chủng của bé để đảm bảo bé đã tiêm đủ mũi, đúng lịch cho bé tương lai khỏe mạnh nhé!
-------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện AIH:
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Search
Latest News
Our Doctor
Leave a comment