Đặt lịch khám

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM | ĐÁNG LO NGẠI NHẤT LÀ BIẾN CHỨNG

BỆNH SỞI Ở TRẺ EM | ĐÁNG LO NGẠI NHẤT LÀ BIẾN CHỨNG

21/12/2020

Sởi, còn gọi lại rubeola, là một bệnh  truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp, do virus sởi gây nên, có khả năng lây lan rất cao và là một nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu, mặc dù đã có vaccine hiệu quả. 
 
Các dấu hiệu & triệu chứng của bệnh sởi:
 
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi bao gồm: 
 
  • Sốt (38-40 độ C)
  • Ho khan
  • Sổ mũi
  • Đau họng
  • Viêm kết mạc… 

Đồng thời, những nốt nhỏ xíu màu trắng, đỏ thành từng cụm (hay còn gọi là nốt Koplik) sẽ xuất hiện bên trong niêm mạc miệng của trẻ.
 
Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh, các ban đỏ xuất hiện theo thứ tự lần lượt từ mặt đến thân mình. Ban có màu đỏ sẫm chuyển nâu đến khi mất hẳn, có thể để lại vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
 
Bệnh sởi lây truyền như thế nào?
 
Bệnh sởi sẽ rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác qua:
 
  • Đường hô hấp: hít phải virus gây bệnh có trong không khí.
  • Tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng bị nhiễm virus. Nó có thể truyền qua các giọt bắn vào không khí khi người bị sởi hắt hơi hoặc ho. 
 
Người mắc bệnh sởi có thể bị lây bệnh từ 4 ngày trước khi phát ban. Chúng dễ lây nhất khi người bệnh bị sốt, sổ mũi và ho. Những người có hệ thống miễn dịch yếu do các bệnh khác (như HIV và AIDS) có thể lây lan virus sởi cho đến khi khỏi bệnh.
 
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Sởi
 
Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, trẻ sẽ bị sốt cao liên tục trong thời gian dài, khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút rất nhiều. Vậy nên, nếu bệnh sởi ở trẻ không được điều trị kịp thời, nó có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng như:
 
  • Viêm tai giữa (biến chứng thường gặp nhất);
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi nặng;
  • Viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa;
  • Viêm não cấp tính: Trẻ nhỏ sau khi phát ban (1-15 ngày) xuất hiện các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, co giật, đau đầu, nôn, cứng gáy;
  • Tiêu chảy và ói mửa;
  • Thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.
 
Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ
 
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo trẻ em và người lớn tiêm vaccine sởi để phòng bệnh.
Đối với trẻ nhỏ, liều vaccinesởi đầu tiên cần được tiêm lúc 9 tháng tuổi, và tiêm nhắc lại lúc 15-18 tháng tuổi
--------------------
Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH), chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại vaccine tiêm chủng cho các khách hàng ở mọi độ tuổi . Khách hàng được tư vấn thăm khám trước và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng tối đa.
 
Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.
 
--------------------
Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH):
☎️ Hotline: (028) 3910 9999
🌏 Website: www.aih.com.vn
📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
 
  • bởi Super Admin
  • Danh mục: Tin tức & Sự kiện

Để lại bình luận

Tin tức

Bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

Trần Hải Đăng (Dr.)

Trần Hải Đăng (Dr.)

Khoa chẩn đoán hình ảnh

Imaging (Radiology)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Nguyễn Thị Hồng Vân (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Nguyễn Thái Trân (Dr.)

Khoa nội tổng quát

General Internal Medicine

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Trần Thị Tuyết Hạnh (Dr.)

Khoa phụ sản

Obstetrics And Gynecology

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Nguyễn Kim Loan (Dr.)

Khoa nhi

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Phạm Quốc Cường (Dr.)

Khoa nhi